Danh mục các công trình công bố trên các tạp chí năm 2019

 
TT Tên công trình  và nơi công bố Tác giả, đồng tác giả Tóm tắt nội dung
  Tạp chí trong nước    
1 Xây dựng phương pháp xác định locus gen phục vụ cho công tác thử nghiệm và giám định gen ở cây lúa theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017.
 
Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 3(100): 98-103.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Chu Đức Hà, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Bá Ngọc, Khuất Thị Mai Lương, Phạm Thị Lý Thu, Lê Hùng Lĩnh Kết quả khảo sát 10 chỉ thị phân tử, RM153 (liên kết với xa5), P3 (liên kết với Xa7), pTA248 (liên kết với Xa21), RM224 (liên kết với Pik-h), pB8 [liên kết với Pi9(t)], RM527 (liên kết với Piz-5), RM7102 (liên kết với Pita-2), ART5 (liên kết với Sub1), RM493 (liên kết với Saltol) và BAD2 (liên kết với fgr) phù hợp cho hoạt động thử nghiệm.
Phương pháp xác định gen (locus gen) phục vụ thử nghiệm được xây dựng với bốn bước cơ bản, tách chiết ADN tổng số từ mẫu lá lúa, khuếch đại gen bằng kỹ thuật PCR, kiểm tra sản phẩm PCR trên gel agarose và phân tích kết quả.
2 Nhân giống cây hoa hồng Mê Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 194(1): 41-46
La Việt Hồng, Chu Đức Hà, Ngô Thị Quỳnh Môi trường tốt nhất để tái sinh chồi in vitro từ đốt thân hoa hồng là MS có bổ sung 1 mg/l BAP, chồi tái sinh có màu xanh đậm, phát triển tốt.
Công thức thích hợp cho nhân nhanh chồi in vitro được xác định là MS bổ sung 1,0 mg/l BAP, số lượng chồi/mẫu đạt 3,80; chiều cao chồi đạt 1,70 cm và số lá/chồi đạt 4,20. Chiều cao chồi lớn nhất được ghi nhận ở công thức có bổ sung 0,2 mg/l than hoạt tính.
Công thức môi trường ½ MS bổ sung 0,5 mg/l NAA thích hợp cho tạo rễ in vitro với tỷ lệ hình thành rễ cao nhất đạt 67,50%.
Cây in vitro được trồng trên giá thể hỗn hợp TS 1 cho tỷ lệ sống sót cao nhất 75,5 (%) sau 2 tuần rèn luyện.
3 Lợi ích của đậu tương lên men "natto" và vai trò của enzyme Nattokinase.
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 4(721): 46-48
Chu Đức Hà, Lê Tiến Dũng Natto là một món ăn truyền thống đã có từ lâu đời ở Nhật Bản được lên men từ nguồn nguyên liệu đậu tương.
Natto có nhiều lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng thông qua việc cung cấp nhiều hoạt chất có lợi như enzyme nattokinase hay vitamin K.
Nattokinase được sinh ra trong quá trình lên men đậu tương bằng vi khuẩn Bacillus natto.
Phương pháp lên men đậu tương thành natto tại nhà được mô tả.
4 Nghiên cứu đặc tính protein và phân tích in silico mức độ biểu hiện của họ gen CaSWEET ở cây đậu gà (Cicer arietnium).
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 197(4): 41-46
Chu Đức Hà, Phùng Thị Vượng, Nguyễn Hà My, Phạm Thị Lý Thu, Phạm Phương Thu, La Việt Hồng Họ CaSWEET có kích thước trong khoảng 230 đến 296 axít amin, trọng lượng phân tử đạt 25,67 đến 33,47 kDa. Họ CaSWEET có tính kỵ nước, phần lớn các phân tử có giá trị điểm đẳng điện lớn hơn 7 và có tính ổn định trong điều kiện in vitro. Đa số các CaSWEET phân bố ở hệ thống tiết.
Trong điều kiện thường, CaSWEET19 là gen có biểu hiện đặc thù ở cả 11 vị trí trong điều kiện thường. Bốn gen CaSWEET đã được xác định có mức độ phiên mã đáp ứng với stress mặn và hạn ở mô rễ. Gen CaSWEET05 biểu hiện mạnh nhất trong stress hạn, đạt 2,43 lần và CaSWEET17 là gen có đáp ứng với stress mặn, tương ứng 2,17 lần.
5 Định danh và phân tích cấu trúc của họ gen mã hóa protein vận chuyển đường sucrose ở cây đậu gà (Cicer arietnium).
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐH Thái Nguyên, 194(1): 41-46
Chu Đức Hà, Phùng Thị Vượng, Chu Thị Hồng, Phạm Thị Lý Thu, Phạm Phương Thu, Trần Thị Phương Liên, La Việt Hồng 21 protein vận chuyển sucrose (sugars will eventually be exported transporter, SWEET) đã được xác định ở giống đậu gà kabuli 'CDC Frontier'.
Phần lớn gen SWEET nằm rải rác trên hệ gen của đậu gà, ngoại trừ gen CaSWEET21.
Họ gen mã hóa SWEET ở đậu gà có cấu trúc phân mảnh, hầu hết các gen CaSWEET đều có sáu exon.
6 Kết quả khảo nghiệm giống lúa thuần DH12 tại các tỉnh phía Bắc.
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 8(105)
 
Trịnh Khắc Quang, Trần Văn Quang, Lê Quốc Thanh, Bùi Quang Đãng, Chu Đức Hà, Trần Đức Trung, Tạ Hồng Lĩnh Giống ĐH12 thuộc nhóm ngắn ngày năng suất, có các đặc tính nông sinh học tốt, năng suất cao và kháng sâu bệnh khá.
Giống ĐH12 được báo cáo có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định trong khảo nghiệm DUS.
Thời gian sinh trưởng của giống ĐH12 tại 5 tỉnh phía Bắc dao động từ 132 ÷ 133 ngày (vụ Xuân) và 109 ngày (vụ Mùa). Các đặc điểm nông sinh học chính và khả năng kháng sâu bệnh của ĐH12 tương đương và tốt hơn so với Khang Dân 18. Năng suất thực thu của giống ĐH12 đạt 63,60 ÷ 72,64 tạ/ha (vụ Xuân) và 47,85 tạ/ha (vụ Mùa).
7 Vi tảo - Sinh vật nhỏ bé nhưng có vai trò to lớn trong đời sống.
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 5(722): 32-34
Chu Đức Hà, Phạm Thị Lý Thu, Nguyễn Trần Hiếu, Phạm Phương Thu Trong thời gian gần đây, nuôi trồng vi tảo đang nổi lên như là một xu thế mới trong sản xuất năng lượng sạch của tương lai.
Vi tảo còn được xem là một giải pháp cho vấn đề lương thực nhờ hàm lượng các vi chất rất cao (dùng làm thực phẩm chức năng cho người, bổ sung vào thành phần thức ăn chăn nuôi...).
Nuôi trồng vi tảo giúp giải quyết một bài toán lớn về các vấn đề liên quan đến môi trường như giảm hiệu ứng nhà kính, xử lý nước thải nông nghiệp...
8 Thành tự mới trong giải mã hệ gen thực vật.
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 6(723):
 
Chu Đức Hà, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Duyên, Phạm Phương Thu, La Việt Hồng, Lê Hùng Lĩnh, Lê Huy Hàm, Phạm Xuân Hội Mới đây, nỗ lực của các nhà khoa học đã được ghi nhận trong việc giải mã thành công trình tự hệ gen của 689 loài thực vật bậc cao ở Trung Quốc - một trong những nghiên cứu dữ liệu lớn đầu tiên trên thế giới được tiến hành trên đối tượng thực vật.
Kết quả nghiên cứu là những tiền đề quan trọng cho việc nhận dạng các loài thực vật mới bằng công nghệ ADN mã vạch cũng như cung cấp những dữ liệu quan trọng về một số gen tiềm năng nhằm cải thiện tính di truyền ở cây trồng.
9 Dự đoán cơ chế lặp của họ gen mã hóa protein vận chuyển đường sucrose ở loài đậu gà (Cicer arietinum).
 
Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 6(723):
 
Chu Đức Hà, Chu Thị Bích Thủy, Phạm Thị Lý Thu, Phạm Phương Thu, Nguyễn Văn Đính, La Việt Hồng Đã xác định được 6 sự kiện lặp trong họ gen CaSWEET ở đậu gà. 3/6 cặp gen lặp đều nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, cho thấy hiện tượng lặp trên các vùng lớn của nhiễm sắc thể là cơ chế chính để nhân rộng họ gen CaSWEET tương tự như các loài thực vật khác.
Sự sai khác trong cấu trúc của các gen lặp đã bị kìm hãm dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên. Các sự kiện lặp được tính toán một cách tương đối xảy ra cách đây từ 23,06 đến 38,31 triệu năm trước.
Vùng bảo thủ của họ CaSWEET đặc trưng bởi 7 domain TM và 7 trình tự motif.
10 Nhân giống cây hoa hồng cổ vân khôi (Rosa “Souvenir de la malmaison") bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
 
Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm Hà Nội, 64(3): 133-140.
La Việt Hồng, Chu Đức Hà, Trần Thị Thanh Huyền, Lê Thị Lâm Đốt thân cây hoa hồng Vân Khôi được khử trùng bề mặt bằng cồn 70 % trong 10 phút, xử lý tiếp trong dung dịch javel 5% trong 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch sống đạt 79,0%.
Đã xác định được công thức môi trường MS, 30 g/l saccarozơ, 7 g/l agar, có bổ sung 1,0 mg/l BAP là phù hợp nhất để bật chồi từ mắt ngủ ở hoa hồng.
Công thức này cũng thích hợp cho nhân nhanh chồi in vitro, số chồi/mẫu đạt 6,0 với chiều cao chồi là 4,7 (cm) sau 5 tuần nuôi cấy.
Đã xác định được công thức môi trường MS có bổ sung NAA 0,75 mg/l thích hợp cho tạo rễ in vitro với tỷ lệ hình thành rễ cao nhất đạt 75,0%. Cây con được trồng trên giá thể hỗn hợp TS 1 cho tỷ lệ sống sót cao nhất đạt 68,4%.
 11 Nhân giống in vitro cây bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) từ đốt thân.
 
TNU Journal of Science and Technology: 207(14): 47-52
 
La Việt Hồng1*, Chu Đức Hà2
, Nguyễn Văn Đính
Cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm. F.) Lindau) được biết đến là một loại dược liệu truyền
thống ở nhiều nước Châu Á do chúng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chưa có thôngtin về nuôi cấy mô đối tượng này tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, đốt thân cây Bìm bịp từ đãđược sử dụng làm mẫu cho nhân giống in vitro. Kết quả cho thấy môi trường MS bổ sung BAP 0,5mg.L-1là thích hợp để tái sinh chồi in vitro, số chồi trung bình/mẫu là 5,00 (chồi/mẫu), chiều caochồi trung bình là 3,79 (cm), số lá/chồi trung bình là 7,50 (lá/chồi) sau 8 tuần nuôi cấy. Chồi táisinh sinh trưởng tốt. Môi trường MS bổ sung IAA 0,2 mg.L-1là thích hợp để ra rễ, số rễ trung bìnhtrên chồi là 3,20 (rễ/chồi) và chiều dài rễ trung bình là 5,05 (cm) sau 4 tuần nuôi cấy. Cây in vitrođược chuyển lên hỗn hợp trấu hun + đất (1:1) để rèn luyện cho tỉ lệ sống sót cao nhất, đạt 100%.
12 Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa triển vọng phục vụ mục tiêu quốc gia về lúa gạo
 
TNU Journal of Science and Technology: 207(14): 161-165
Tạ Hồng Lĩnh1
, Trịnh Khắc Quang1
, Nguyễn Trọng Khanh2
,
Chu Đức Hà3*, Trần Đức Trung1
, Bùi Quang Đãng
Lúa gạo (Oryza sativa) được xem là một trong những sản phẩm quốc gia trọng tâm trong nền sản
xuất nông nghiệp. Một trong những nhiệm vụ chính được đặt ra là chọn tạo ra các giống lúa năng
suất và chất lượng nhằm bổ sung cho cơ cấu giống hiện nay. Trong nghiên cứu này, 8 dòng lúa
triển vọng, lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đã được đánh giá trên đồng ruộng trong 2 vụ
Xuân và vụ Mùa năm 2018. Kết quả cho thấy, các dòng triển vọng có những đặc tính nông sinh
học tốt, như thời gian sinh trưởng ngắn (123÷135 ngày trong vụ Xuân và 90÷105 ngày trong vụ
Mùa), hạt dài (7,2÷7,6 mm) và hàm lượng amylose thấp (15,2÷19,6%). Phân tích cho thấy các
dòng triển vọng thể hiện các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu cao hơn có ý nghĩa
so với HT1 và BT7. Năng suất thực thu của các dòng đạt 7,07÷7,66 tấn/ha (vụ Xuân) và 6,02÷6,40
tấn/ha (vụ Mùa). Bên cạnh đó, các dòng lúa triển vọng hầu như nhiễm nhẹ với các sâu bệnh chính
13 Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và phát triển của giống lúa thuần ĐH12
 
Tạp chí KH&CN Bộ NN&PTNT 13-2019: 19-25
Tạ Hồng Lĩnh, Trần Văn Quang, Trịnh Khắc Quang, Lê Quốc Thanh, Chu Đức Hà, Bùi Quang Đãng, Trần Đức Trung Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của mức phân bón và mật độ cấy đến quá trình sinh trưởng và phát triển của giống lúa thuần ngắn ngày ĐH12 đã được đánh giá vào vụ xuân 2018 tại 3 vùng sinh thái đại diện cho các tỉnh phía Bắc. Kết quả cho thấy, giống lúa ĐH12 có thể sinh trưởng tối ưu trong điều kiện vụ xuân tại đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ với mức phân bón 110 N + 110 P2O + 82,5 K2O kg/ha và mật độ cấy 40 khóm/m2. Với mức bón này, năng suất thực thu của giống trong vụ xuân có thể đạt 7,91 tấn/ha (đồng bằng sông Hồng) và 7,53 tấn/ha (Bắc Trung Bộ). Trong khi đó, giống ĐH12 có thể được thâm canh tối ưu tại vùng trung du miền núi phía Bắc (năng suất thực thu đạt 8,12 tấn/ha) ở mức bón 130 N + 130 P2O + 97,5 K2O kg/ha kết hợp cấy 45 khóm/m2. Trong các công thức đánh giá, giống ĐH12 đều thể hiện tính kháng sâu bệnh khá. Tuy nhiên, cần chú ý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý khi tăng mức phân bón và mật độ cấy.
14 Kết quả khảo nghiệm giống lúa thuần SHPT6 tại các tỉnh phía Bắc
 
Tạp chí KHCNNN Việt Nam,7(104) 72-76
Chu Đức Hà, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Khuất Thị Mai Lương, Nguyễn Thị Nhài, Nguyễn Bá Ngọc, Phạm Thị Lý Thu, Lê Huy Hàm, Lê Hùng Lĩnh Giống lúa thuần SHPT6 chọn tạo từ KD18 x PSB-Rc68 mang gen Sub1 bằng phương pháp sử dụng chỉ thị phân tử được khảo nghiệm tại các vùng sinh thái phía Bắc. Kết quả khảo nghiệm cho thấy SHPT6 có đặc tính nông sinh học tốt, năng suất khá và khả năng chống chịu sâu bệnh tương đương KD18. Giống có năng suất thực thu đạt 41.95 đến 75.98 tạ'ha vụ Xuân và 46.33 đến 60.16 tạ/ha vụ Mùa.
15 Xác định và đánh giá mức độ biểu hiện của họ gen mã hóa tiểu phần NF-YC ở sắn (Manihot esculenta)
 
Tạp chí KHCNVN, 61(7) 7.2019: 56-59
Chu Đức Hà, Nguyễn Đức Anh, Hoàng Thị Thao, Phạm Thị Lý Thu, Phạm Phương Thu, Chu Thùy Dương, Nguyễn Thị Thu Phương, Phạm Xuân Hội Nhân tố phiên mã Nuclear factor-Y (NF-Y) được cấu tạo bởi 3 tiểu phần NF-YA, NF-YB và NF-YC, là nhóm protein điều hòa tham gia vào nhiều quá trình quan trọng ở thực vật. Trong nghiên cứu này, tiểu phần NF-YC đã được phân tích ở cây sắn (Manihot esculenta) dựa trên các phân tích tin sinh học. Kết quả đã xác định được 14 gen mã hóa NF-YC ở genome cây sắn, đặt tên là MeNF-YC. Phân tích cấu trúc cho thấy, phần lớn các gen MeNF-YC chỉ có một exon, tương tự như ghi nhận ở các loài thực vật khác. Đánh giá dữ liệu transcriptome của họ MeNF-YC đã chứng minh phần lớn các gen thành viên có biểu hiện ở ít nhất một mô cơ quan, bộ phận trên cây sắn trong điều kiện thường. Đặc biệt, MeNF-YC05 được xác định là gen có biểu hiện mạnh ở nhiều vị trí nhất (ở cả mô phân sinh đỉnh chồi, mô phân sinh chóp rễ, tổ chức phát sinh phôi cấu tạo soma và củ). Những kết quả này đã cung cấp các dữ liệu một cách toàn diện về họ gen mã hóa tiểu phần NF-YC ở sắn, từ đó cung cấp gen ứng viên cho nghiên cứu chức năng tiếp theo nhằm nâng cao tính chống chịu bất lợi ở cây sắn.
16 Phân tích vai trò của gốc methionine trong cấu trúc họ nhân tố phiên mã ở đậu tương
 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 6(103)/2019
Chu Đức Hà1, Lê Minh Tuấn1,2, Phạm Phương Thu2, Phạm Thị Lý Thu1,
Phạm Thị Xuân3, La Việt Hồng2, Phạm Xuân Hội
Methionine (Met) là một axít amin đóng vai trò thiết yếu ở thực vật. Các gốc Met cấu trúc được giả thuyết là bảo
vệ protein chống lại bất lợi ôxi hóa nội bào. Trong nghiên cứu này, 21 phân tử protein giàu Met, thuộc ba nhóm nhân
tố phiên mã (TF) lần lượt là ‘Basic helix-loop-helix’ (bHLH), ‘Basic leucine zipper’ (bZIP) và ‘Serum response factor’(SRF) ở đậu tương (Glycine max) đã được phân tích nhằm chứng tỏ giả thuyết trên. Kết quả phân tích đã đưa ra 15MRP có sự phân bố dày đặc của gốc Met trên hai khoảng ngoại biên quanh vùng bảo thủ. Phân tích tin sinh học cho
thấy các TF đều ưa nước và hầu như không bền vững trong ống nghiệm. Trong đó, một số TF có thể phân bố trong tếbào chất, ty thể hoặc trên hệ thống bao gói. Dựa trên dữ liệu biểu hiện trong điều kiện thường, phần lớn các gen mãhóa họ bHLH và bZIP đều có xu hướng tăng cường biểu hiện ở ít nhất một cơ quan chính. Phân tích dữ liệu RNA-Seqcho thấy, một số gen mã hóa họ bHLH và SRF có mức độ phiên mã đáp ứng, trong khi các gen mã hóa họ bZIP có đápứng tăng ở rễ đậu tương xử lý mặn.
 17 Phân tích tính đặc thù trong cấu trúc của tiểu phần nuclear factor-ya ở cây họ đậu
 
TNU Journal of Science and Technology, 202(09): 3-8
Chu Đức Hà, Trần Thị Thu Thủy, Phạm Phương Thu, Phạm Thị Lý Thu, Phạm Thị Xuân, La Việt Hồng Trong nghiên cứu này, tiểu phần NF-YA đã được phân tích ở 6 loài cây họ Đậu, bao gồm đậu
tương (Glycine max), đậu gà (Cicer arietinum), đậu cô ve (Phaseolus vulgaris), cỏ linh lăng
(Medicago truncatula), lạc (Arachis hypogaea) và đậu xanh (Vigna radiata). Kết quả đã xác định
được 7 và 8 gen mã hóa NF-YA ở lạc và đậu xanh. Với những dữ liệu trước đây, có thể thấy rằng
họ NF-YA ở các cây họ Đậu là họ đa gen với số lượng gen thành viên đa dạng. Các gen NF-YA ở
cây họ Đậu có chứa từ 4 - 7 exon, đa số các gen đều được cấu trúc bởi 5 exon và 4 intron. Tiếptheo, các NF-YA ở cây họ Đậu có kích thước khá đa dạng, chủ yếu > 300 axít amin và có tínhbazơ. Kết quả phân tích tương quan trên cây phân loại cho thấy, vai trò của các gen NF-YA thuộcnhánh i của phân nhóm 1a.1 và phân nhóm 1b có thể liên quan đến sự phát triển nốt sần, trong khicác gen còn lại ở nhánh ii của phân nhóm 1a.1, phân nhóm 1a.2 và phân nhóm 2a có thể tham giavào quá trình quang hợp ở các cơ quan trên mặt đất như thân, hạt, lá và hoa. Nghiên cứu này nhằmcung cấp những dẫn liệu quan trọng định hướng cho các phân tích chức năng gen tiếp theo
18 Identification, Structural Analysis, and
Expression Profile of Genes Related to
Starch Metabolism in Cassava (Manihot
esculenta Crantz)
 
Vietnam Journal of Agricultural Sciences, 2(2): 370-375
Chu Duc Ha1, Nguyen Van Loc2, Lai Thi Uyen1,2, Pham Phuong
Thu3 & Pham Thi Ly Thu
Starch metabolism is known to be an important pathway in the
growth and development of plants. This study was conducted to
investigate the genome-wide identification and structural analysis ofgenes encoding uridine diphosphate glucose pyrophosphorylase(UGPase), a key enzyme in starch synthesis in cassava, and toanalyze the expression profiles of these genes based on publiclyavailable RNA-seq data. A total of 11 members were found in theUGPase gene family (MeUGP) in cassava. Ten of the MeUGPgenes were successfully mapped onto the chromosomes of thecurrent cassava genome assembly. Based on their nucleotidesequences, the lengths of the genomic DNA sequences of theMeUGP genes ranged from 3,200 to 11,601bp, while the size of thecoding sequence (CDS) varied from 831 to 3,654bp. According tothe recent RNA-seq data, we found that a majority of the MeUGPgenes were expressed in at least 1 tissue under normal conditions.Interestingly, MeUGP4 was greatly expressed in the shoot apicalmeristem, while MeUGP10 was more specific in the root apicalmeristem. The expression profiles of these MeUGP genes should becarried out in various conditions in further studies.
19 Một số giải pháp để tối ưu và tăng tốc phản ứng PCR
 
Tạp chí KH&CN Việt Nam, 11(728): 94-96
Trần Việt Dũng, Chu Đức Hà Kỹ thuật PCR được tiến hành hàng ngày trong hầu hết các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. PCR hiện là phương pháp nhanh nhất và an toàn nhất để khuếch đại ADN, tuy nhiên phương pháp này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như ADN mẫu làm khuôn, chất lượng của enzyme ADN polymerase, chất lượng của mồi, và đặc biệt là thiết bị và dụng cụ. Do đó, nhu cầu tăng tốc và tối ưu hóa các phản ứng PCR là rất lớn và nó có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Bài viết này giới thiệu một số giải pháp giúp tối ưu và tăng tốc phản ứng PCR.
20 Đánh giá các dòng lúa triển vọng phục vụ cho chương trình sản phẩm lúa gạo quốc gia.
 
Tạp chí KH&CN Việt Nam, 11(61): 69-73
Tạ Hồng Lĩnh, Trịnh Khắc Quang, Trần Văn Quang, Chu Đức Hà, Trần Đức Trung, Bùi Quang Đãng Phát triển lúa gạo năng suất và chất lượng cao trở thành sản phẩm quốc gia được xem là một trong những chiến lược quan trọng của ngành nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, tổng số 17 dòng lúa triển vọng đã được theo dõi và đánh giá trong điều kiện vụ xuân (10 dòng) và vụ mùa (7 dòng) tại Đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy, hầu hết các dòng triển vọng đều có đặc điểm nông sinh học tốt. Trong vụ xuân, đã xác định được dòng G8 có năng suất thực thu cao nhất, đạt 7,20 tấn/ha. Trong vụ mùa, đã xác định được dòng 4SS có năng suất thực thu cao nhất, đạt khoảng 5,27 tấn/ha. Cả hai dòng triển vọng này đều có khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính ở mức khá, tương đương giống Bắc thơm số 7 (BT7) và Khang dân 18 (KD18). Bên cạnh đó, chất lượng gạo và cảm quan cơm của hai dòng này cũng ở mức khá, tương đương BT7. Kết quả của nghiên cứu này tạo tiền đề cho các bước khảo nghiệm tiếp theo nhằm đề xuất và đưa hai dòng triển vọng G8 và 4SS vào cơ cấu giống lúa cho các tỉnh phía Bắc.
21 Thiết lập và đánh giá hiệu quả của quá trình chuyển gen VrD1 trên giống đậu xanh ĐX22
 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 9(106): 43-48
Hoàng Thị Thao, Nguyễn Tuấn Điệp, Chu Đức Hà, Hoàng Thị Mai, Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Mậu Trong nghiên cứu này, giống đậu xanh ĐX22 đã được ghi nhận chuyển thành công gen VrD1, mã hóa protein defensin liên quan đến cơ chế kháng mọt Callosobruchus chinensis. Trước hết, hệ thống tái sinh giống đậu xanh ĐX22 đã được thiết lập và tối ưu để tạo bước cơ bản cho quy trình chuyển gen. Cụ thể, lá mầm được nuôi trong môi trường cảm ứng chồi chứa BAP 3,5 mg/l. Sau đó, các cụm chồi được tối ưu cho quá trình kéo dài trên môi trường có bổ sung GA3 0,5mg/l và IAA 0,1mg/l. Môi trường thích hợp cho quá trình tạo rễ in vitro được xác định là môi trường chứa IAA 0,5mg/l. Tiếp theo, giống ĐX22 được chuyển gen VrD1 thông qua đồng nuôi cấy với Agrobacterium mang vector pPhaso-dest-VrD1. Kết quả đã xác định được 5 dòng mang gen chuyển ở thế hệ T¬0. Trong đó, chỉ có dòng ĐX1-3 và ĐX1-7 ở thế hệ T1 có biểu hiện của protein VrD1 với hàm lượng tương ứng là 6,24 và 9,26 g/mg protein tổng số. Kết quả của nghiên cứu này đã tạo tiền đề quan trọng cho công tác chọn tạo giống đậu xanh chuyển gen có khả năng kháng C. chinensis.
22 Cải tiến giống lúa Bắc Thơm 7 bằng quy trình tích hợp đa gen chịu mặn và chịu ngập.
 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 9(106): 3-8
Chu Đức Hà, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phạm Thị Lý Thu, Khuất Thị Mai Lương, Lê Huy Hàm, Lê Hùng Lĩnh Giống lúa BT7 được tích hợp thành công 2 locus gen Sub1 và Saltol nhằm cải thiện khả năng chịu ngập và mặn. Giống BT7 được quy tụ locus gen Sub1 từ giống cho gen IR64 Sub1 thông qua chọn dòng cá thể nhờ chỉ thị phân tử kết hợp lai trở lai. Kết quả đã xác định được 10 cá thể BC2F2 mang locus gen Sub1 ở trạng thái đồng hợp tử có nền di truyền giống với BT7 nhất và có khả năng chịu ngập giai đoạn mạ trong điều kiện nhân tạo. Song song với đó, nghiên cứu đã tiến hành lai tạo quần thể BC3F2 với FL478 để tạo ra cá thể mang locus gen Saltol ở trạng thái đồng hợp tử. Lai tạo các cả thể mang gen Sub1 và Saltol và tiến hành tự thụ đã thu được giống BT7 có khả năng chịu ngập và mặn.
23 Chiến lược chọn giống chống chịu đa yếu tố thông qua tìm hiểu vai trò của protein giàu methionine.
 
Hội thảo Công nghệ Sinh học Nông nghiệp lần 2 - 2019: 11
Chu Đức Hà, Lê Thị ngọc Quỳnh, Trần Phan Lam Sơn, Lê Tiến Dũng Một trong những tác động của bất lợi phi sinh học đến thực vật được chứng minh là sự dư thừa của các dạng chứa ôxi nguyên tử hoạt động (ROS) trong tế bào. Trong đó, mục tiêu ưa thích được ROS hướng đến là các phân tử cấu trúc của protein, cụ thể là các gốc Methionine (Met) liên kết. Tuy nhiên, cơ chế tác động của ROS dư thừa thông qua ôxi hóa Met ở thực vật vẫn còn chưa thực sự sáng tỏ. Nỗ lực của nhóm tác giả đã được ghi nhận trong việc tìm hiểu vai trò của các protein giàu Met (MRP) ở cây mô hình hai lá mầm Arabidopsis thaliana và đậu tương (Glycine max) trong đáp ứng với bất lợi phi sinh học. Cụ thể, 121 và 213 MRP đã được xác định trên hệ protein của Arabidopsis và đậu tương. Phân tích in silico đã chỉ ra rằng các gen mã hóa MRP có tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng, đặc biệt là đáp ứng với bất lợi hạn và mặn trên cả hai đối tượng. Đồng thời, phân tích thực nghiệm đã chứng minh biểu hiện quá mức gen At3G55240 (một gen AtMRP có độ biểu hiện giảm trong điều kiện hạn và mặn) làm gia tăng mức độ mẫn cảm với bất lợi phi sinh học trên Arabidopsis. Kết quả này đã cung cấp thêm những hiểu biết quan trọng về vai trò của các MRP trong đáp ứng bất lợi ở thực vật, đồng thời mở ra một hướng nghiên cứu mới trong chọn tạo giống lúa (Oryza sativa) tăng cường khả năng chống chịu đa yếu tố.
24 Nghiên cứu đa dạng di truyền của đoạn gen matK ở một số nguồn gen nhãn Việt Nam
 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tập 61 - tháng 2 năm 2019, tr. 61-64
Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Lan Hoa, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Lã Tuấn Nghĩa Kết quả nghiên cứu đa dạng trình tự đoạn gen matK gồm 829 nucleotid của tập đoàn 31 mẫu giống nhãn Việt Nam đã xác định được đột biến dị hoán (T>G) tại vị trí 939 của gen ở 11 giống (N10 - Nhãn Bản Nguyên, N14 - Long Gia Sần, N16 - Tiêu Vũng Tàu, N17 - Tiêu Da Me, N19 - Nhãn Sài Gòn, N22 -Cơm Vàng Bánh Xe, N26 -Xuồng Cơm Ráo, N28 -Long Tiêu, N29 - Xuồng Cơm Vàng Bà Rịa, N30 -Xuồng Cơm Trắng, N32 - Nhãn Vũng Tàu). Những đột biến này có ý nghĩa trong việc nhận dạng các nguồn gen nhãn của nước ta. Các trình tự này đã được đăng ký NCBI với số đăng ký lần lượt là: KR073235, KR073239, KR073240, KR073241, KR073243, KR073245, KR073249, KR073251, KR073252, KR073253 và KR073255. Kết quả nghiên cứu cây phả hệ theo phương pháp Neighbour Joining cho thấy, các trình tự của chi Dimocarpus được nhóm thành công và phân biệt rõ ràng với trình tự của chi Litchi, Arytera, Sapindoidaea và Cupaniopsis trong họ Sapindaceae. 11 trình tự nhãn (N10, N14, N16, N17, N19, N22, N26, N28, N29, N30, N32) được tách biệt rõ ràng với các trình tự của nhãn Việt Nam và các nguồn gen đại diện khác.
25 Nghiên cứu vai trò gen OsSWEET14 trong quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh bạc lá trên lúa Bắc thơm 7
 
Tạp Nông nghiệp và phát triển Nông thôn  Việt Nam, 2: 13-19
Vũ Hoài Sâm, Nguyễn Thanh Hà, Cao Lệ Quyên, Nguyễn Duy Phương, Phạm Xuân Hội Vi khuẩn Xanthomonasoryzaepv. Oryzae(Xoo)gây bệnh bạc lá lúa và gây thiệt hại rất lớn cho nhiều giống lúa chủ lực, trong đó có giống lúa Bắc thơm 7. OsSWEET14 thuộc nhóm III của họ gen OsSWEET mã hoá các protien vận chuyển đường, được coi là một trong số những gen ”nhiễm” có vai trò thúc đẩy quá trình xâm nhiễm của Xoo trên cây lúa.Trong nghiên cứu này, độc tính của 18 chủng vi khuẩn Xoo thu thập từ 8 tỉnh trồng lúa phía đối với giống lúa Bắc thơm 7 đã được đánh giá;giống lúa Bắc thơm 7 rất mẫn cảm với 17/18 chủng vi khuẩn Xoo. Trong số 5 chủng Xoo đại diện, 3 chủng XO_52, XO_59 và XO_69 được xác định đã hoạt hoá sự biểu hiện của OsSWEET14 trong quá trình xâm nhiễm trên lúa Bắc thơm 7. Promoter OsSWEET14 của Bắc thơm 7 đã được phân lập, nhân dòng vào vector pGEM-T và giải trình tự đầy đủ. Đoạn DNA phân lập được có trình tự nucleotide giống > 99 % so với trình tự promoter OsSWEET14 đã được công bố (AP014967.1 và CP012619.1), chứa 4 trình tự bám đặc hiệu (EBE) cho protein tiết loại III (TAL effector) của vi khuẩn bạc lá Xoo, bao gồm TalC, Tal5, PthXa3 và AvrXa7. Nghiên cứu này là cơ sở cho việc tạo ra giống lúa Bắc thơm 7 có khả năng kháng bệnh bạc lá bằng công nghệ gen ở Việt Nam.
26 Chuyển cấu trúc chỉnh sửa promoter OsSWEET14 vào giống lúa TBR225
 
Tạp chí Công nghệ Sinh học 17(1): 65-73
Phạm Xuân Hội, Phạm Thu Hằng, Phùng Thị Thu Hương, Nguyễn Duy Phương
 
Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra bệnh bạc lá trên nhiều giống lúa phổ biến trong sản xuất của Việt Nam, làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa gạo. Trong quá trình xâm nhiễm vào tế bào cây chủ, vi khuẩn Xoo tiết ra protein TAL để hoạt hóa một số gen trong hệ gen cây chủ tổng hợp ra các chất giúp vi khuẩn sinh trưởng và lây nhiễm trong cây. SWEET14 thuộc họ gen mã hóa các protein vận chuyển saccrose, có liên quan đến cơ chế xâm nhiễm của vi khuẩn Xoo ở thực vật. Trên vùng promoter của SWEET14 có chứa 4 vị trí nhận biết đặc hiệu (EBE - Effector-binding element)  cho protein TAL (transcription activator–like) của nhiều chủng vi khuẩn Xoo châu Á, bao gồm TalC, Tal5, PthXo3 và AvrXa7. Trong nghiên cứu này, cấu trúc T-DNA biểu hiện phức hệ protein-RNA chỉnh sửa đồng thời 4 vị trí EBE trên promoter SWEET14 đã được thiết kế và chuyển vào giống lúa TBR225 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Các dòng lúa tái sinh đã được sàng lọc bằng PCR với cặp mồi đặc hiệu. Một số dòng lúa chuyển gen xuất hiện đột biến trên vùng promoter SWEET14 đã được xác định bằng phương pháp sử dụng T7 endonuclease 1. Các dòng lúa chỉnh sửa promoter SWEET14 thu được là tiền đề cho các nghiên cứu chức năng gen SWEET14 sau này, từ đó hướng tới việc tạo ra giống lúa TBR225 chỉnh sửa gen có khả năng kháng bệnh bạc lá phổ rộng
27 Thiết kế và chuyển vector biểu hiện gen mã hóa nhân tố phiên mã OsNAC10 vào cây lúa Japonica
 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tháng 5: 31-37
Phạm Xuân Hội, Nguyễn Thị Thu Hà, Đàm Quang Hiếu, Phạm Thu Hằng, Nguyễn Duy Phương Trong điều kiện môi trường bất lợi, thực vật khởi động một chuỗi các đáp ứng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương, trong đó bao gồm cả việc hoạt hóa các nhân tố phiên mã để điều hòa hoạt động của các gen chức năng.OsNAC10 thuộc họ gen mã hóa nhân tố phiên mã NAC (NAM, ATAF1/2, CUC) đặc trưng của thực vật, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và đáp ứng điều kiện hạn, mặn, lạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa, đặc biệt là tăng cường khả năng chống chịu trong giai đoạn sinh sản. Trong nghiên cứu này, T-DNA mang cấu trúc biểu hiện OsNAC10 đặt dưới sự điều khiển bởi promoter hoạt động liên tục Ubiquitin đã được thiết kế dựa trên bộ khung vector pCAMBIA1300. Các vector tái tổ hợp pCAM-Ubi/OsNAC10-sense, pCAM-Ubi/OsNAC10-antisense đã được biến nạp vào vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và chuyển vào giống lúa J02. Sự có mặt của cấu trúc biểu hiện gen trong các dòng cây tái sinh đã được kiểm tra bằng PCR với cặp mồi đặc hiệu cho cấu trúc biểu hiện gen OsNAC10 và gen chọn lọc Hygromycin phosphotransferase (HPT). Kết quả thu được là tiền đề cho việc nghiên cứu chức năng gen OsNAC10 ở lúa, từ đó hướng tới tạo ra các giống cây trồng chuyển gen có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường
28 Expression of Oryza sativa galactinol synthase gene in maize (zea may L.)
 
Journal of Biology, 41(2): 101-109
Pham Xuan Hoi, Huynh Thi Thu Hue, Pham Thu Hang, Nguyen Duy Phuong Galactinol synthase (GolS) is a  key  biological catalyst for the synthesis of the  raffinose oligosaccharides (RFOs)  which  play important roles  in abiotic stress adaptation  of plants, especially drought tolerance. GolS gene has been isolated on a variety of plants in order to create material resources for generating transgenic plants resistant  to adverse environmental factors. In our previous research, we have isolated a GolS gene from drought stress cDNA library of Oryza sativa  L. Moctuyen  (named  OsGolS).  In this study, the expression vector pCAM-Rd/OsGolS carrying the isolated  OsGolS  gene under the control of stress-inducible  Rd29A  promoter was constructed and introduced into Agrobacterium tumefaciens LBA4404, which was used for maize transformation.    PCR and Real-time PCR assay indicated that  transgene was  integrated in  the genome of the regenerated Zea mays plants. Reverse transcription-PCR showed that the OsGolS was transcribed into mRNA in Zea mays and was highly expressed. These results provide a basis for the study of the function of OsGolS in drought responses and for the development of drought stress tolerant crops.
29 Xây dựng quy trình chuyển gen cho giống lúa Bắc thơm số 7 thông qua vi khuẩn Agrobaterium tumefaciens
 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tháng 5: 25-30
Cao Lệ Quyên, Trần Tuấn Tú, Phạm Thị Vân và Phạm Xuân Hội Sự ra đời của công nghệ chỉnh sửa hệ gen là một phát minh rất quan trọng đối với công nghệ sinh-y học nói chung và sinh học nông nghiệp nói riêng. Công nghệ chỉnh sửa hệ gen tạo đột biến có lợi ở bất cứ vị trí nào có chủ đích trong hệ gen được xem là một bước phát triển mang tính đột phá trong việc thao tác hệ gen nói chung và cải tiến các tính trạng nông sinh học trong nông nghiệp nói riêng. Kết quả là công nghệ này có thể kiểm soát biểu hiện của gen đích. Chỉ trong vòng hai năm trở lại đây, hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 ra đời và nhanh chóng áp dụng thành công trong cải tiến các tính trạng nông sinh học nhiều cây trồng nông nghiệp như: lúa, ngô, lúa mỳ, đậu tương; kê, cam ngọt … Đặc biệt, các tính trạng nông học quý được tạo ra bằng Công nghệ chỉnh sửa hệ gen không bổ sung bất cứ đoạn DNA ngoại lai vào hệ genome nên không được xem là cây chuyển gen, vì vậy rất phù hợp với các nghiên cứu cải tiến các tính trạng ở lúa. Bằng Công nghệ chỉnh sửa hệ gen có thể cùng một lúc thay đổi một đến hai tính trạng và cũng chỉ đến thế hệ T2 là có thể tạo ra dòng đồng hợp tử được cải tiến các tính trạng mong muốn mang nền di truyền như giống gốc. Một trong những khó khăn lớn nhất của việc ứng dụng công nghệ chỉnh sủa gen này là xây dựng được qui trình chuyển gen cho đối tượng cần chỉnh sửa. Do đó trong nghiên cứu này chúng tôi xây dựng qui trình chuyển gen cho giống lúa Bắc thơm số 7 thông qua vi khuẩn agrobacterium tumefaciens. Từ đó ứng dụng công nghệ chỉnh sửa cải tạo tính trạng kháng bệnh bạc lá của giống lúa này.
30 Đánh giá kiểu hình cây lúa giống Chành Trụi chuyển gen mã hóa nhân tố phiên mã MtOsDREB1A liên quan tính chịu hạn
 
Tạp Nông nghiệp và phát triển Nông thôn  Việt Nam, 3+4: 13-20
Cao Lệ Quyên, Trần Tuấn Tú, Phạm Xuân Hội Gen DREB1A đã được phân lập từ nhiều loài thực vật như Arabidopsis, ngô, cải dầu, lúa mạch, lúa, cà chua và lúa mỳ. Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh gen DREB1A tăng cường tính chịu hạn trong các cây trồng chuyển gen. Trong một nghiên cứu đã công bố trước đây, gen MtOsDREB1A đã được chúng tôi phân lập và đưa vào vector chuyển gen dưới sự điều khiển của promoter Ubiquitin và Lip9 đồng thời gen OsDREB1A được chuyển thành công vào giống lúa Chành Trụi và phân tích di truyền cho phép xác định 6 dòng lúa đồng hợp tử.  Đánh giá sinh trưởng và phát triển kết quả xác định được 04 dòng Chành Trụi chuyển gen đồng hợp đã duy trì đến thế hệ T3 (L3 và L5, cấu trúc Lip9:OsDREB1A; U1 và U4, cấu trúc Ubi:OsDREB1A) có kiểu hình gần tương đồng với cây đối chứng. Về khả năng chịu hạn sau 03 tuần ngừng cung cấp nước các dòng lúa có  khả năng phục hồi (sống sót 77,7 – 96,7%), kết hạt (tỷ lệ hạt chắc đạt 13,33 - 20%). Nghiên cứu biểu hiện (sqRT-PCR và qRT-PCR) kết quả cũng cho thấy OsDREB1A và một số gen chỉ thị chịu hạn (DIP, SALT) ở cây chuyển gen đều được tăng cường biểu hiện trong điều kiện hạn. Kết quả nghiên cứu thu được chứng tỏ tăng cường biểu hiện OsDREB1A có tương quan với sự tăng cường biểu hiện các gen đối chứng và có liên quan đến khả năng chịu hạn của các dòng chuyển gen
31 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa liên quan đến khả năng chịu hạn của các dòng lúa chuyển gen OsNAC1.
 
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20, 2018: 3-10
Phạm Thu Hằng, Bùi Thị Thu Hương, Phạm Xuân Hội Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra bệnh bạc lá trên nhiều giống lúa phổ biến trong sản xuất của Việt Nam, làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất lúa gạo. Trong quá trình xâm nhiễm vào tế bào cây chủ, vi khuẩn Xoo tiết ra protein TAL để hoạt hóa một số gen trong hệ gen cây chủ tổng hợp ra các chất giúp vi khuẩn sinh trưởng và lây nhiễm trong cây. SWEET14 thuộc họ gen mã hóa các protein vận chuyển saccrose, có liên quan đến cơ chế xâm nhiễm của vi khuẩn Xoo ở thực vật. Trên vùng promoter của SWEET14 có chứa 4 vị trí nhận biết đặc hiệu (EBE - Effector-binding element)  cho protein TAL (transcription activator–like) của nhiều chủng vi khuẩn Xoo châu Á, bao gồm TalC, Tal5, PthXo3 và AvrXa7. Trong nghiên cứu này, cấu trúc T-DNA biểu hiện phức hệ protein-RNA chỉnh sửa đồng thời 4 vị trí EBE trên promoter SWEET14 đã được thiết kế và chuyển vào giống lúa TBR225 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Các dòng lúa tái sinh đã được sàng lọc bằng PCR với cặp mồi đặc hiệu. Một số dòng lúa chuyển gen xuất hiện đột biến trên vùng promoter SWEET14 đã được xác định bằng phương pháp sử dụng T7 endonuclease 1. Các dòng lúa chỉnh sửa promoter SWEET14 thu được là tiền đề cho các nghiên cứu chức năng gen SWEET14 sau này, từ đó hướng tới việc tạo ra giống lúa TBR225 chỉnh sửa gen có khả năng kháng bệnh bạc lá phổ rộng
32 Nghiên cứu chuyển gen OsNAC45 liên quan tới tính chịu hạn vào cây ngô Zea mays.
 
Tạp chí Công nghệ sinh học
Nguyễn Duy Phương, Phạm Thu Hằng, Cao Lệ Quyên, Bùi Thị Thu Hương, Huỳnh Thị Thu Huệ, Phạm Xuân Hội Trong điều kiện môi trường bất lợi, thực vật khởi động một chuỗi các đáp ứng nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tổn thương, trong đó bao gồm cả việc hoạt hóa các nhân tố phiên mã để điều hòa hoạt động của các gen chức năng.OsNAC10 thuộc họ gen mã hóa nhân tố phiên mã NAC (NAM, ATAF1/2, CUC) đặc trưng của thực vật, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và đáp ứng điều kiện hạn, mặn, lạnh ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa, đặc biệt là tăng cường khả năng chống chịu trong giai đoạn sinh sản. Trong nghiên cứu này, T-DNA mang cấu trúc biểu hiện OsNAC10 đặt dưới sự điều khiển bởi promoter hoạt động liên tục Ubiquitin đã được thiết kế dựa trên bộ khung vector pCAMBIA1300. Các vector tái tổ hợp pCAM-Ubi/OsNAC10-sense, pCAM-Ubi/OsNAC10-antisense đã được biến nạp vào vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens và chuyển vào giống lúa J02. Sự có mặt của cấu trúc biểu hiện gen trong các dòng cây tái sinh đã được kiểm tra bằng PCR với cặp mồi đặc hiệu cho cấu trúc biểu hiện gen OsNAC10 và gen chọn lọc Hygromycin phosphotransferase (HPT). Kết quả thu được là tiền đề cho việc nghiên cứu chức năng gen OsNAC10 ở lúa, từ đó hướng tới tạo ra các giống cây trồng chuyển gen có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường
33 Kết quả nghiên cứu điều tra, đánh giá nguồn gen quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
 
Tập san Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình số 03/2019
Phạm Thị Mai, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Hồng Yến
  • Kết quả điều tra thực trạng sản xuất quất hồng bì tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình
  • Kết quả đánh giá chất lượng quả quất hồng bì tại Kỳ Sơn, Hòa Bình.
  • Kết quả điều tra chọn tuyển cây trội và công nhận cây đầu dòng
34 Molecular characterization of submergence tolerance genes and locus in the deep-water rice cultivars.
 
Tạp chí Công nghệ Sinh học
Nguyễn Văn Cửu, Nguyễn Văn Khiêm, Phạm Xuân Hội. Hầu hết các giống lúa giảm hoặc ngừng sinh trưởng khi ngập úng để đối phó với tình trạng thiếu hụt đột ngột ô xi hòa tan trong môi trường. Khi tình trạng ngập tiếp diễn trong thời gian dài, đa số các giống mất khả năng hồi phục sau khi nước rút đi. Tuy nhiên, may mắn là có một số giống có thể chịu đựng điều kiện ngập lên đến hai tuần bởi hai cơ chế hoàn toàn trái ngược nhau. Cơ chế thứ nhất, chúng kéo dài lá và thân để trốn thoát sự ngập trong thời gian ngắn. Cơ chế thứ hai, chúng chịu đựng sự ngập nhờ ngừng sinh trưởng, không vươn lóng thân và lá. Khi nước rút đi, các giống trốn ngập dễ dàng bị gãy đổ. Dẫn đến năng suất và chất lượng hạt của giống bị giảm mạnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào xác định sự đa dạng di truyền của locus Sub1 và các gen có liên quan đến tính trạng chống chịu ngập trên các giống lúa nổi. Bước đầu tiên, hạt của các giống lúa bản địa được thu thập từ vùng Đông Bắc Ấn Độ để làm vật liệu nghiên cứu. Sử dụng phương pháp phân tích PCR, lai Southern. Kết quả phân tích PCR cho thấy, nhóm gen Sub1, nhóm gen đã được biết đến quyết định khả năng chống chịu ngập, biểu hiện không có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, lai Southern cho thấy có sự khác biệt ở mức phân tử giữa các giống chống chịu và giống mẫn cảm ngập. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không thấy sự khác biệt ở các gen được cho là quyết định chính khả năng chịu ngập, nhóm Sub1. Sự khác biệt lớn chỉ xảy ra với các gen adh1 (phân giải rượu) và RAmy3C (phân giải tinh bột) khi dùng enzyme cắt hạn chế EcoRI BamHI. Phân tích lai Southern cho thấy có sự khác biệt về nền di truyền giữa các giống lúa nổi so với giống Swarna (mẫn cảm ngập) và Sub1-Swarna (giống chịu ngập). Điều này chỉ ra là các giống lúa nổi không khác biệt về di truyền tại locus Sub1, chúng phản ứng thông qua các gen SNORKEL dưới điều kiện ngập úng.
35 Sinh trưởng hệ sợi, năng suất và giá trị dược liệu của các chủng nấm linh chi Ganoderma lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst) đột biến bằng tia gamma.
 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trần Thu Hà, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Gaing, Lê Văn Vẻ, Lê Thanh Uyên, Phạm Xuân Hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng hệ sợi, hình thành quả thể và giá trị dược liệu của các chủng nấm linh chi chọn tạo bằng đột biết tia gamma. Kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, trong 8 chủng đột biến, chủng D-0,75; D-1,0 và D-1,25 có tốc độ sinh trưởng hệ sợi cao hơn các chủng còn lại. Tất cả các chủng đột biến đều có khả năng hình thành và phát triển mầm quả thể trên cơ chất nuôi trồng. Chủng D-1,0 và D-1,25 có năng suất cao hơn và lần lượt đạt 30,3 và 30,5 kg nấm khô/tấn nguyên liệu, so với đối chứng là 28,3 kg/tấn nguyên liệu. Hàm lượng polysaccharide tổng số của các chủng đột biến dao động từ 0.12% (D-2,0)đến 0.92% (D-0,25). Hàm lượng triterpenoide của chủng D-0,75 (1,6 mg/g) cao hơn so với giống đối chứng (0,99  mg/g).
36 Xây dựng và hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống nấm Mộc nhĩ dạng dịch thể.
 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(102)/2019: (97-105).
Cồ Thị Thuỳ Vân, Lê Thị Lan, Hoàng Thị Soan, Phạm Xuân Hội Nấm Mộc nhĩ (Auricularia auricula) là một trong 7 loại nấm chủ lực, được ưu tiên phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Nghiên cứu nhằm xác định thành phần dinh dưỡng và các điều kiện tối ưu cho nhân giống nấm Mộc nhĩ trong môi trường dịch thể. Kết quả đã xác định được môi trường dinh dưỡng Czapek bổ sung 200 g/L khoai tây, 15 g/l Glucose; 2,0 g/l Pepton; 1,5 g/l cao nấm men; 100 g/l giá đỗ, 1 g/l MgSO4.7H2O; 1 g/l K2HPO4 và 10 mg/l Thiamin với tỷ lệ giống cấy 8% trong điều kiện nuôi lắc 140 - 150 vòng/phút, nhiệt độ nuôi cấy 24oC, thời gian nuôi cấy 5 ngày. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nấm Mộc nhĩ rất thích hợp với phương pháp nuôi cấy lên men lỏng, tạo cơ sở cho việc mở rộng quy mô nhân giống và tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
37 Nghiên cứu nhân giống khoai môn Hawaii và Lệ Phố bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
 
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 21, 2019: 10-15
Đặng Trọng Lương, Phạm Thị Hằng, Trịnh Thị Mỹ Hạnh Khoai môn sọ Colocasia esculenta (L.) Schott là loại cây có củ được trồng phổ biến ở các tỉnh của Việt Nam và là đặc sản quý của một số địa phương. Khoai môn Lệ Phố và Hawaii là hai giống có năng suất cao, chất lượng tốt cần được nhân giống và mở rộng diện tích. Kết quả nghiên cứu quy trình nhân giống hai loại khoai này bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho thấy: Thời gian khử trùng bằng dung dịch Hydrogen peroxide (H2O2) 20%  tối ưu cho khoai Hawaii là 30 phút, khoai Lệ Phố 35 phút. Môi trường thích hợp để nhân chồi khoai môn Lệ Phố là MS bổ sung 3 mg/l  BAP; ở khoai môn Hawaii là MS bổ sung 2mg/l BAP và 1mg/l K. Môi trường thích hợp cho các chồi khoai môn in vitro ra rễ là môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l α-NAA.
38 Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa DT88.
 
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Số 21 (2019): (29-34)
Võ Thị Minh Tuyển, Nguyễn Thị Huê, Đoàn Văn Sơn, Phạm Xuân Hội Bệnh bạc lá là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất đối với cây lúa. Để tạo được các giống có tính kháng bền vững rất cần thiết phải đưa một số gen kháng bệnh bạc lá hiệu quả vào gen đích. Trong nghiên cứu này, chỉ thị phân tử và lây nhiễm nhân tạo với vi khuẩn gây bệnh được sử dụng để đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá của các dòng/giống lúa. Kết quả cho thấy giống lúa triển vọng DT88 mang 2 gen kháng: xa5 và Xa7. Giống lúa mới đã thể hiện tính kháng cao với các chủng bạc lá lây nhiễm trên đồng ruộng và trong nhà lưới. Giống DT88 có thời gian sinh trưởng ngắn (105-110 ngày), chiều cao cây trung bình, khả năng thích ứng rộng, chất lượng gạo khá, cơm ngon, dẻo, năng suất đạt 6,0-6,5 tấn/ha, cao hơn Bắc thơm 7. Giống DT88 đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận giống lúa mới và cho phép sản xuất thử tại các tỉnh phía Bắc năm 2019.
39 Kết quả đánh giá dòng lúa D14 đột biến triển vọng kháng bạc lá
 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 11(108)/2019: (14-20)
Nguyễn Thị Hồng, Võ Thị Minh Tuyển, Lê Huy Hàm Đột biến là phương pháp chọn giống dễ áp dụng và hiệu quả trong cải tiến tính trạng của cây trồng nói chung và
cây lúa nói riêng. Dòng lúa D14 là dòng đột biến triển vọng, được chọn tạo bằng phương pháp chiếu xạ ion beam kết hợp với chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử. Dòng D14 mang hai gien kháng Xa4, Xa7, có phản ứng kháng với cả ba chủng vi khuẩn lây nhiễm. Kết quả đánh giá, thử nghiệm cho thấy D14 có thời gian sinh trưởng ngắn (105 ngày trong vụ Mùa), năng suất và chất lượng đều được cải tiến so với dòng gốc ban đầu: năng suất thực thu đạt 65,77 tạ/ha, hạt gạo thon dài hơn (tỷ lệ D/R là 3,84), phẩm chất cơm nấu được xếp hạng khá.
40 Ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60)  đến khả năng sinh trưởng của giống đậu tương DT2012.
 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam soos.
Lê Đức Thảo, Phạm Thị Bảo Chung Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của chiếu xạ tia gamma (Co60) trên hạt khô ở các liều 150, 180, 200, 220 và 250 Gy đến khả năng tạo biến dị của giống đậu tương DT2012. Kết quả chiếu xạ cho thấy, chiếu xạ đã tạo ra hàng loạt các biến dị kiểu hình của giống đậu tương DT2012 với liều chiếu xạ có phổ biến dị rộng nhất là 200 Gy, tần số biến dị có xu hướng tăng theo chiều tăng liều chiếu xạ, đạt cao nhất ở 250 Gy (58,5%) ở thế hệ M1 và M2. Thế hệ M2, đã thu được 50 cá thể mang biến dị có lợi cho chọn tạo giống mới.
41 Phân lập, định danh chủng vi khuẩn chịu mặn, có hoạt tính phân giải lân vô cơ từ đất trồng bưởi tại tỉnh Bến Tre
 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Quyết, Hà Viết Cường và Phạm Xuân Hội
 
Vi khuẩn phân giải lân có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mục đích của nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn có hoạt tính phân giải lân vô cơ trên môi trường PVK có bổ sung muối NaCl ≥1% từ các mẫu đất trồng cây bưởi bị nhiễm mặn ở tỉnh Bến Tre. Kết quả đã xác định được mẫu T2917 và T3602 có hoạt tính phân giải lân vô cơ cao nhất trên môi trường PVK. Khuẩn lạc mẫu T2917 có hình tròn, lồi, sinh tiết sắc tố màu vàng nhạt, tế bào dạng hình que ngắn, có khả năng di động, nhuộm gram âm, chịu muối NaCl 5%. Mẫu phân lập T3602 không sinh tiết sắc tố, màu trắng đục, tế bào có dạng hình cầu, hình ovan, có khả năng di động, nhuộm gram âm và có khả năng chịu muối NaCl 3%. Phản ứng PCR đã nhân được đoạn gen 16S ARN ribosomecủa vi khuẩn có kích thước khoảng 1.500 bp. Phân tích phả hệ gen 16S ARN ribosome đã định danh được mẫu T2917 gần nhất với loài Pseudomonas oryzihabitans, chi Pseudomonas và mẫu T3602 gần nhất với loài Burkholderia sp., chi Burkholderia.
42 Kết quả khảo nghiệm giống lúa thuần CNC11 tại các tỉnh phía Bắc. Đồng Thị Kim Cúc,Lê Thanh Nhuận, Phan Thanh Phương, Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Đức Cương và Nguyễn Thúy Ngoan, Phạm Thị Lý Thu Giống lúa thuần CNC11 chọn tạo từ giống Bắc thơm 7 bằng phương pháp đột biến thực nghiệm chiếu xạ tia gamma nguồn Co60 được khảo nghiệm tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả khảo nghiệm cơ bản cho thấy giống CNC11 có nhiều đặc tính nông sinh học tốt, năng suất khá và khả năng chống chịu sâu bệnh tương đương với Bắc thơm số 7 (BT7). Giống có năng suất thực thu đạt 53,2 tạ/ha (vụ Xuân) và 46,0 - 48,9 tạ/ha (vụ Mùa), cao hơn BT7 từ 7 - 9%. Kết quả khảo nghiệm sản xuất tại 7 tỉnh phía Bắc, giống CNC11 có năng suất cao, đạt từ 62,0- 65,9 tạ/ha (vụ Xuân) và 55,0 - 60,0 tạ/ha (vụ Mùa), cao hơn giống BT7 từ 12 - 15%. Giống lúa CNC11 đã được Bộ Nông nghiệp và và Phát triển Nông thôn công nhận giống chính thức theo quyết định QĐ 2645//QĐ-BNN-TT ngày 05 tháng 07 năm 2019.
43 Kết quả tuyển chọn giống lạc mới HL22 từ nguồn gen nhập nội. Đồng Thị Kim Cúc1, Nguyễn Văn Quang1.
 
Từ nguồn gen nhập nội, Trung tâm Thực nghiệm sinh học Nông nghiệp Công nghệ cao – Viện Di truyền Nông nghiệp đã tuyển chọn được giống lạc HL22 từ nguồn nhập nội DA15. Kết quả khảo nghiệm DUS tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, Sản phẩm cây trồng Quốc gia giống HL22 có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Trong Vụ Xuân giống có thời gian sinh trưởng 120 -125 ngày. Dạng cây bán đứng, số cành cấp 1, khối lượng 100 hạt lớn. Trong khảo nghiệm sản xuất, năng suất Vụ Xuân dao động 3,55 -3,80 tấn/ha; vụ Thu Đông dao động từ 3,16 – 3,57 tấn/ha. Tỷ lệ hạt/quả đạt trên 72%. Có khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao, nhiễm nhẹ với sâu bệnh hại và đã được đánh giá, đã được khảo nghiệm sản xutại Bắc Giang và một số tỉnh phía Bắc.
 
44 Chọn tạo giống lạc LCH-01 cho vùng đất khô hạn miền Bắc Việt Nam Đồng Thị Kim Cúc1, Nguyễn Đức Cương1, Nguyễn Thúy Ngoan1, Nguyễn Xuân Thu2. Giống lạc chiụ hạn LCH-01 được tạo ra bằng phương pháp truyền thống và công nghệ sinh học. Đã được khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Bắc Giang, Hoa Binh, Thai Binh, Nghe An. Giống lạc LCH-01 có thời gian sinh trưởng 120 - 125 ngày trong vụ Xuân và 90 - 95 ngày trong vụ Thu Đông, năng suất đạt 3,8 - 3,9 tấn/ha trong vụ Xuân và 3,2 - 3,3 tấn/ha trong vụ Thu Đông, cao hơn 11,9 - 13,6% so với giống đối chứng L14. Giống lạc LCH - 01 có khả năng chịu hạn cao (điểm 0 -1), chống chịu được một số sâu bệnh hại chính như gỉ sắt, đốm nâu…
 
  1.  
Classification of Ginseng species in Bac Giang by molecular markers
 
Journal of Scientific and Engineering Research. Vol 6, issue 30-34
Kim Cuc Dong Thi, Nhuan Le Thanh, Phương Phan Thanh, Loan Nguyen Thị, Quang Nguyen Van, Mai Pham Thi, Khanh Tran Dang. Vietnam has a rich and diverse ecosystem with great potential for medicinal plants. Callerya speciosa (Champ. ex Benth.) Schot belongs to the tropical genus Callerya Endl. of the Fabaceae family. This plant has been applied for centuries in traditional Vietnamese medicines. However, it has been ranked as the rareand endangered species due to its overuse and high demand trade. In this study, four samples were used to
analyse by the molecular tool. In this study, we have successfully identified the nucleotide sequences by use ofITS1 - ITS4 and made the comparison among the samples in order to find out the evolutionary relationships among C. speciosa species or the genetic diversity species. We identified different nucleotide numbers in each sample. The genetic correlation coefficients of the four samples ranged from 43% to 98.7%. Two pairs of samples (S1-S12) and (S2-S12) had the highest genetic variance (the lowest genetic correlation coefficient was 0.43). Two samples of S6 and S12 had the highest genetic correlation coefficient of 0.987. Two samples of male ginseng S1 and S2 have the same number of similarities of 0.975%
fake louis vuitton australia fake louis vuitton belt Louis Vuitton Replica canal street fake bags LOUIS VUITTON sunglasses replica replica Louis Vuitton supreme Backpack louis vuitton artsy replica louis vuitton messenger bag replica louis vuitton wallet replica louis vuitton duffle bag replica louis vuitton shoes replica best louis vuitton wallet replica Replica Louis Vuitton sunglasses fake Louis Vuitton shoes louis vuitton neverfull replica replica louis vuitton wallet replica louis vuitton luggage fake louis vuitton belt fake louis vuitton tas kopen fake louis vuitton tas kopen louis vuitton outlet nederland Louis Vuitton Pas Cher sac louis vuitton contrefacon sac louis vuitton pas cher chine replique Sac Louis Vuitton Sac louis vuitton pas cher chine replique Louis Vuitton imitation louis vuitton sac louis vuitton pas cher chine faux sac louis vuitton imitaciones louis vuitton espa?a bolsos louis vuitton outlet louis vuitton outlet espa?a borse louis vuitton imitazioni borse false louis vuitton napoli imitazioni louis vuitton borse false louis vuitton borse louis vuitton imitazioni perfette online Gef?lschte Louis Vuitton Taschen Türkei louis vuitton imitate kaufen Louis Vuitton China online Shop louis vuitton imitate kaufen louis vuitton imitate kaufen imitation sac hermes gucci replica dior saddle bag replica Replica Fendi Backpacks replica goyard replica goyard Replica hermes Evelyne replique sac hermes replique sac ysl Sac chanel pas cher chine replique sac chanel handbags replica Australia borse gucci imitazioni borse gucci imitazioni cheap hermes bags from china hermes evelyne replica chanel replica sac hermes pas cher Sac gucci pas cher chine Hermes replica uk Replica Gucci Bags replica gucci belts chanel replica cartier schmuck replica deutschland van cleef replica Bvlgari B.ZERO1 replica fake bvlgari ring bracelet love Cartier replique cartier love ring replica cartier trinity ring replica Cartier bracelet replica cartier love bracelet replica 1:1 cartier ring replica fake chanel shoes cheap chanel shoes fake chanel sneaker replique louboutin fake gucci shoes Best Fake Jordan 1 kobe bryant jersey youth louis vuitton wallet replica Louis Vuitton replica louis vuitton sling bag replica chanel imitazioni perfette sac louis vuitton pas cher chine louis vuitton wallet replica fake louis vuitton crossbody louis vuitton messenger bag replica louis vuitton duffle bag replica gucci shoes replica replica Gucci bag replica gucci handbags louis vuitton backpack replica sac hermes pas cher chine faux portefeuille louis vuitton Louis Vuitton Replica Gucci shoes Replica van cleef replica fake cartier ring juste un clou replica juste un clou bracelet replica gucci imitazioni gucci fake kaufen Imitation sac de luxe pas cher fake louis tasche kaufen destockage louis vuitton paris fake louis vuitton backpack best fake louis bag Neverfull replica chanel shoes replica louis vuitton wallet replica Sac goyard imitation louis vuitton backpack replica sac louis vuitton solde louis vuitton backpack replica replica hermes Carteras Louis Vuitton imitacion precios Borse louis vuitton imitazioni cinesi Replica YSL wallets Gucci belt Replica cartier bracelet replica louis vuitton backpack replica replica gucci belt Louis Vuitton replica réplique louis vuitton imitazioni borse louis vuitton louis vuitton duffle bag replica louis vuitton wallet replica hermes replica Dior Book Tote replica lebron james jersey youth canada goose replica fake louis vuitton backpack louis vuitton replica australia Bracciale Cartier love falso fake louis vuitton hobo louis vuitton pochette replica moncler replica louis vuitton replica shoes Goyard replica louis vuitton outlet belgie Dior Book Tote replica cartier love bracelet replica 1:1 louis vuitton replica louis vuitton fake louis vuitton replica replica cartier love bracelet Cartier bracelet replica replica Louis Vuitton shoes louis vuitton shoes replica replica Louis Vuitton shoes Cartier Juste un Clou Bracelet Replica Louis Vuitton wallet replica imitazioni borse louis vuitton Fendi Peekaboo Bags replica michael jordan jersey youth Fendi Peekaboo Bags replica Gucci Ophidia replica Gucci Sylvie replica louis vuitton nano speedy replica louis vuitton speedy replica fake louis vuitton neonoe louis vuitton graceful replica louis vuitton croisette replica louis vuitton favorite replica louis vuitton Capucines replica louis vuitton pochette replica louis vuitton petit palais replica bauletto louis vuitton imitazioni